Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá còn đang trong giai đoạn phát triển nên rất dễ bị tổn thương. Cung cấp vitamin và dưỡng chất bổ dưỡng là một trong những cách để cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh. Dưới đây là 3 loại vitamin thiết yếu có khả năng giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe và hoạt động tốt.
Vitamin B Vitamin B là một loại vitamin giúp nuôi dưỡng và bảo vệ hệ tiêu hoá ở trẻ được hoạt động tốt nhất. Vitamin nhóm B được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá, thịt, rau xanh, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Theo viện NIH, vitamin C ngoài việc là chất chống oxy hóa mạnh còn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa thông qua việc tăng cường sức khỏe răng và nướu, đồng thời giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Bên cạnh đó, nó giúp giảm lo lắng, mất ngủ và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Vitamin C có chứa nhiều ở các thực phẩm như cam, quýt, cà chua, ớt, ngũ cốc, bông cải,… Vitamin D Theo một nghiên cứu được đăng tải năm 2005 trên Tạp chí Gut, việc cung cấp vitamin D đầy đủ có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Vì thế, vitamin D không những giúp cơ thể hấp thụ canxi, đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch mà còn có ảnh hưởng quan trọng đến hệ tiêu hóa. Cơ thể có thể bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng và sử dụng thực phẩm giàu vitamin D như cá biển, lòng đỏ trứng, ngũ cốc và sữa, hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung. Kẽm Ngoài 3 vitamin kể trên thì kẽm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Kẽm đóng vai trò chính trong việc sản xuất các enzym tiêu hóa. Một nghiên cứu mới cho thấy chỉ cần thiếu kẽm ở liều lượng rất ít cũng sẽ làm giảm khả năng tiết enzym và khiến hệ tiêu hóa trở nên trì trệ. Thiếu kẽm còn khiến bé thường xuyên cảm thấy no nên giảm khả năng ăn uống, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé từ những nguồn thực phẩm như hàu, thịt bò nạc, gan bò hoặc gan lợn, cừu… Trên đây là các loại vi khoáng cần thiết cho cải thiện hệ tiêu hoá. Bố mẹ hãy nên chú trọng bổ sung các chất dinh dưỡng này vào bữa ăn của con để hệ tiêu hóa bé luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn có thể cho bé bổ sung Vitamin bằng cách dùng những loại Vitamin tổng hợp dưới dạng viên kẹo dẻo (Gummy) được chiết xuất hoàn toàn từ trái cây tự nhiên, giúp bé thích thú và luôn có cảm giác ngon miệng và luôn đầy đủ vitamin cho sức đề kháng và sự phát triển toàn diện.
0 Comments
Bố mẹ phải làm gì khi trẻ khóc đêm? Trước tiên, bố mẹ hãy bình tĩnh và đừng quá sốt sắng khi nghe tiếng con khóc. Khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh, khóc vừa là một vận động giúp rèn luyện hô hấp vừa là một kỹ năng giao tiếp. Hiểu về tiếng khóc của con cũng là một kỹ năng cần thiết của các bậc bố mẹ, từ đó có thể can thiệp vào những vấn đề mà bé con đang gặp phải. Đặc biệt là khi con có dấu hiệu thường xuyên quấy khóc vào ban đêm.
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn giấc ngủ, hay giật mình và quấy khóc giữa đêmTrẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như: trẻ trằn trọc, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, vặn mình, quấy khóc đêm… Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà mỗi trẻ có những triệu chứng rối loạn khác nhau, phổ biến nhất là trẻ hay giật mình và quấy khóc đêm. Cách làm dịu cơn quấy khóc đêm của trẻ– Đưa bé đồ chơi: Bố mẹ có thể đưa những đồ vật mà thường ngày trẻ yêu thích như một chú gấu bông mềm mại, chiếc gối ôm nhỏ xinh, hay núm vú giả để bé ngậm tạm thời… – Vỗ về bé: Khi cảm thấy bất an, bé thường muốn được cha mẹ vuốt ve để lấy lại bình tĩnh. Vuốt ve giúp bé bớt căng thẳng và có được cảm giác an toàn. Khi thấy an toàn, bé sẽ tự bình tĩnh trở lại. – Trò chuyện nhẹ nhàng: Khi con khóc, mẹ hãy tìm cách làm bé quên cơn khóc, trấn an hoặc thủ thỉ giúp trẻ trấn tĩnh lại. – Cho trẻ bú: Cho trẻ bú thêm một bình sữa hoặc cho bú mẹ thêm. Cũng có thể cho bé uống thêm nước lọc, hoặc thay đổi núm vú bình sữa, giúp quên đi cơn khóc. – Thay tã lót khi cần: Mẹ hãy giữ cơ thể bé luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Khi da được thoáng mát sẽ làm trẻ luôn cảm thấy dễ chịu thoải mái và ít quấy khóc. – Sử dụng thảo dược: Một số loại thảo dược được phép sử dụng trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn như dịch chiết lá tía tô đất, hoa lạc tiên tây và hoa đoạn lá bạc. Tuy nhiên, bố mẹ hãy gặp bác sĩ và các chuyên gia tư vấn để điều chỉnh liều lượng, chất bổ phù hợp với thể trạng của bé. – Điều chỉnh nhịp sinh hoạt: Theo bác sĩ, để phòng bé bị rối loạn giấc ngủ, nên tránh cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, đồng thời tạo không gian phòng ngủ tối dịu, thoáng mát và yên tĩnh. Trước giờ ngủ, không nên để trẻ ở trạng thái kích thích quá mức hoặc ức chế thần kinh. – Bổ sung canxi cho trẻ: Khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được, đồng thời ức chế giấc ngủ sâu ở bé. Vì thế hãy cho trẻ tắm nắng thường xuyên và mẹ cho bé bú cũng phải ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D. Trẻ khóc đêm không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của bố mẹ, vì thế nếu tình trạng kéo dài, bố mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ và điều trị kịp thời. Hi vọng những chia sẻ của PNkids về cách chăm trẻ ngủ không ngon, hay giật mình, quấy khóc đêm sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con, từ đó tìm được giải pháp phù hợp giúp thiên thần nhỏ nhà mình ngủ ngon, sâu giấc tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Nhắc đến các thành phần dinh dưỡng quan trọng cho trẻ không thể bỏ qua vitamin A. Với những chức năng quan trọng trong các vấn đề về thị giác, hệ tiêu hoá, sức đề kháng….cho thấy vitamin A là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy khi trẻ thiếu vitamin A trẻ sẽ có những biểu hiện gì để ba mẹ có thể nhận biết và bổ sung vitamin A cho trẻ kịp thời?
Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin AKhi thiếu vitamin A trẻ sẽ có một vài dấu hiệu dễ nhận biết sau đây:
DHA là một dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, chắc chắn rằng nếu trẻ thiếu DHA trẻ sẽ chậm phát triển cả trí não lẫn thể chất và để lại nhiều hậu quả ngôn lường khác. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần nên quan tâm đến những biểu hiện khi trẻ thiếu DHA để nhanh chóng bổ sung trước khi để lại hậu quả khôn lường.
Tác hại khôn lường nếu như trẻ thiếu DHAcó vai trò đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em trong các giai đoạn khác nhau, nhất là trẻ giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Việc thiếu DHA có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Có thể thấy, khi trẻ thiếu DHA sẽ để lại những hậu quả khôn lường, chính vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến những dấu hiệu khác thường của trẻ để sớm nhận biết tình trạng trẻ đang thiếu hụt DHA và tìm cách khắc phục. Dấu hiệu chứng minh trẻ đang thiếu hụt DHATrẻ em thiếu DHA có những dấu hiệu cụ thể sau đây:
Để bé có một chiều cao lý tưởng, ngoài việc bổ sung một thực đơn hoàn hảo thì việc rèn luyện thể chất cũng quan trọng không kém. Việc luyện tập thường xuyên sẽ hỗ trợ cho trẻ rất nhiều trong việc phát triển chiều cao và tăng cường thể lực. Các mẹ có thể hướng dẫn bé thông qua các bài tập đơn giản sau đây:
Chạy bộChạy bộ thể dục là môn thể thao rất tốt cho sức khoẻ cũng như sự phát triển của toàn bộ cơ thể. Chạy bộ tác động thực tiếp lên các hệ cơ xương, khớp giúp chúng hoạt động linh hoạt hơn đồng thời kích thích cơ thể trẻ sản sinh ra hormon tăng trưởng. Với những lợi ích tuyệt vời này, ba mẹ hãy cùng bé chạy bộ 15 phút mỗi sáng để hình thành một thói quen thể dục thể thao tốt cho sức khoẻ của bé và cả gia đình. Nhảy cao tại chỗMột trong những bài tập được sử dụng rộng rãi để thúc đẩy chiều cao bé đó là nhảy cao tại chỗ. Cách thực hiện: Động tác 1: Vào vị trí với tư thế ngồi xổm Động tác 2: Bật mạnh cơ thể để lấy đà nhảy cao song song đó 2 tay kết hợp giơ lên cao hết cỡ và sau đó hạ xuống đưa trở về vị trí ban đầu. Thực hiện liên tục 10 lần và lấy hơi trong 30 giây sau đó tiếp tục. Thời gian yêu cầu cho bài tập này là 20 phút mỗi ngày. Nhảy lò còBài tập này khá đơn giản, bé có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi và rất có hiệu quả trong việc kích thích tăng chiều cao trẻ. Các động tác không chỉ giúp trẻ phát triển trí não mà còn tạo nên sự chắc khoẻ của cơ bắp giúp bé đạt được chiều cao mong đợi. Cách thực hiện: Hướng dẫn trẻ nhảy lò cò bằng chân trái đồng thời đưa hai tay giơ thẳng và song song nhau. Sau 8 lần thì đổi sang chân phải. Duy trì 10 phút mỗi ngày để bài tập phát huy hết hiệu quả. Duỗi thẳng cột sốngCho bé thực hiện động tác này vào buổi sáng để khởi đầu ngày mới tràn năng lượng. Đây là động tác rất tốt cho việc kéo giãn cơ cột sống cũng như tăng cường sự dẻo dai cho các cơ vùng lưng. Cách thực hiện: Động tác 1: Cho trẻ vào tư thế như đang bò. Động tác 2: Duỗi thẳng bàn chân hướng từ dưới lên kết hợp ưỡn cổ và uốn cong cột sống ra sau. Hãy tập cho bé duy trì các động tác này từ 3 đến 5 phút mỗi ngày để hệ xương có thể được củng cố và phát triển cân đối nhất. Việc tập luyện hàng ngày sẽ trợ rất nhiều về mặt tinh thần lẫn thể chất ở trẻ. Một thực đơn dinh dưỡng sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều nếu có sự hỗ trợ của các hoạt động thể chất. Tuy nhiên việc để bé có thể siêng năng tập luyện không phải là chuyện đơn giản. Ba mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn và quan sát bé để bé chăm chỉ tập luyện cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra bất ngờ. Bên cạnh việc tập luyện, bổ sung vitamin cho bé cũng là một yếu tố khá quan trọng cho sự phát triển. Cùng bé luyện tập và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để bé có một chiều cao lý tưởng trong tương lai nhé. Trẻ cần bổ sung canxi và các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ tăng chiều cao và củng cố hệ thống xương phát triển khoẻ mạnh. Có nhiều cách để bổ sung canxi cho trẻ nhưng cách phổ biến nhất vẫn là bổ sung trong các bữa ăn hằng ngày. Vậy thực phẩm nào giàu canxi mà các mẹ luôn được khuyến khích bổ sung vào khẩu phần ăn của bé mỗi ngày?
Cá hồiTrong cá có rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng như chất béo, omega-3, vitamin E và quan trọng nhất là canxi. Theo nghiên cứu có khoảng 350mg canxi trong 170g cá hồi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu canxi cho bé trong một ngày. Các thành phần trong cá hồi cũng có những lợi ích sức khỏe khác như giải toả căng thẳng, mệt mỏi, da bé hồng hào và khoẻ mạnh hơn đồng thời giúp tăng cường năng lượng tự nhiên,… Với những công dụng tuyệt vời, các mẹ đừng quên thêm cá hồi vào các bữa ăn trong tuần để bổ sung canxi cho trẻđược hợp lý và đầy đủ nhất. Hạt chiaTrong thời gian gần đây, hạt chia được biết đến rộng rãi như một siêu thực phẩm dành cho sức khoẻ. Hạt chia giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, hỗ trợ hệ thần kinh, thúc đẩy quá trình tiêu hoá đồng thời giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó trong 100g hạt chia chứa khoảng 631 mg canxi, hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển chiều cao. Các mẹ có thể thêm hạt chia vào salad và các món ăn hàng ngày hoặc cũng có thể pha nước cho bé uống. Món ăn tuy đơn giản nhưng lợi ích mà nó mang lại tuyệt vời hơn cả mong đợi. Hạnh nhânThông thường các loại hạt đều chứa một hàm lượng canxi vô cùng lớn có thể kể đến như hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó,….Trong đó một cốc hạnh nhân có thể chứa khoảng 320 mg canxi-một con số hợp lý cho hàm lượng canxi cần cung cấp trong ngày của trẻ. Ngoài ra trong hạnh nhân còn có protein, vitamin E và kali, các mẹ có thể đưa hạnh nhân vào các bữa ăn nhẹ hoặc làm sữa hạnh nhân để bé thay đổi khẩu vị và dễ ăn hơn. Đậu phụĐược mệnh danh là “thịt thực vật”, đậu phụ là nguyên liệu hoàn hảo cho các bữa ăn yêu cầu nhiều dưỡng chất cho trẻ. Trong đậu phụ chứa nhiều protein, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie,…bổ sung và hỗ trợ các hoạt động dinh dưỡng diễn ra hàng ngày trong cơ thể. Rất nhiều món ăn ngon từ đậu phụ có thể kể đến như: trứng gà chưng đậu phụ, đậu phụ xốt phô mai, cháo đậu phụ….các mẹ có thể thay đổi để đa dạng thực đơn hàng ngày giúp bé ngon miệng hơn. Canxi là dưỡng chất quan trọng trong việc cải thiện chiều cao ở trẻ. Món ăn giàu canxi rất phong phú và không khó để chế biến. Thay đổi thực đơn và bổ sung vitamin cho bé bằng những nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng để sự phát triển của bé trở nên cân bằng và toàn diện hơn. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến tác dụng của canxi đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ, canxi tham gia hầu hết vào tất cả các hoạt động của cơ thể và tế bào. Trong đó, canxi tồn tại 99% trong xương, móng và răng. Lượng canxi hao hụt mỗi ngày thông qua da, mồ hôi, nước tiểu và phân. Tuy nhiên, chính cơ thể lại không thể tự sản xuất ra canxi mới. Vì vậy, việc bổ sung canxi cho trẻ cần được thiết lập ngay khi trẻ được hình thành trong bụng mẹ. Tuy nhiên mẹ có biết khi nào nên bổ sung canxi cho trẻ, giai đoạn nào trẻ cần lượng canxi nhiều nhất, cần thiết nhất không?
Nên tập trung vào 4 giai đoạn sau để hỗ trợ cho sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ: 1. Giai đoạn còn trong bụng mẹTrong thời kì mang thai, canxi không chỉ cần cho mẹ mà còn cần cho cả thai nhi. Nếu mẹ thiếu canxi, thai nhi sẽ gặp nguy cơ bị suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra bị còi xương bẩm sinh, biến dạng xương gây dị hình, chiều cao kém phát triển khiến trẻ trở nên thấp lùn. Do đó, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu canxi bầu nhé! 2. Giai đoạn sơ sinh Khi chào đời, trẻ sơ sinh bị “cắt” nguồn canxi tự nhiên từ mẹ, vì vậy phải bổ sung lượng canxi thay thế cho trẻ kịp thời để không làm gián đoạn sự phát triển của hệ xương. Theo các chuyên gia thì sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi tối ưu nhất. Vì ly do đó, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sau sinh. Khi bước vào độ tuổi ăn dặm kéo theo đó nhu cầu canxi của trẻ cũng có dấu hiệu tăng dần. Mẹ hãy thêm vào thực đơn các thức ăn giàu canxi như cá, bông cải xanh, chế phẩm từ đậu nành…mẹ cũng đừng quên món sữa chua cho thực đơn của trẻ, mẹ nhé! 3. Giai đoạn đầu đời Ở giai đoạn này, hệ xương và răng của trẻ vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh, dẫn đến lượng canxi trẻ cần sẽ nhiều hơn hẳn. Việc thiếu canxi lâu ngày sẽ khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn và dễ gặp những bệnh lý bất thường khác. Theo một thống kê có đến 29,3% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do thiếu canxi, đây là tình hình đáng báo động và cần giải quyết kịp thời để sự nguy hiểm này được hạn chế tối đa. Để tăng cường sức khỏe cho xương cũng như răng mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ thông qua đường ăn uống với một số thực phẩm như hải sản, rau diếp cá, cải xoăn…Ngoài ra, sữa, sữa chua và các chế phẩm từ sữa cũng là nguồn canxi dồi dào để giúp trẻ phát triển chiều cao. Trẻ em cần canxi để hình thành và phát triển hệ xương, răng cũng như phát triển chiều cao tối đa. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là nguồn bổ sung canxi hàng đầu, tuy nhiên những loại thuốc hoặc siro có vị hơi đắng hoặc cứng, trẻ không chịu dùng, mẹ phải làm sao? Đã có sản phẩm gummy PNKids, có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ, gummy có vị tươi ngon đến từ rau củ và trái cây, cùng hình thù ngộ nghĩnh chắc chắn sẽ thu hút được trẻ. Mẹ yên tâm vì đây là sản phẩm được sản xuất và được tin dùng số 1 tại Singapore, sẽ giúp mẹ bổ sung đủ vitamin D và caxi cho bé. 4. Giai đoạn dậy thì Đây được xem là thời điểm “vàng” để trẻ bứt phá về chiều cao cũng như thể lực, vì vậy việc bổ sung canxi giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Nếu được cung cấp lượng canxi đầy đủ trẻ sẽ đạt được chiều cao tối đa, đồng thời phòng tránh bệnh loãng xương sau này. Cuối cùng, mẹ vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú với những thực phẩm giàu canxi. Bên cạnh đó, canxi và vitamin D là bộ đôi không thể tách rời nhau vì vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Song song với việc bổ sung canxi cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà, cá hồi, sữa, sữa chua… mẹ cũng nên nhớ bổ sung thêm vitamin D cho trẻ bằng cách sử dụng bổ trợ thêm dòng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gummy PNKids nhé! Thực phẩm tự nhiên luôn chứa đựng rất nhiều lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Tuy nhiên nếu không biết cách cân đối những dưỡng chất này sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng điển hình là hạn chế chiều cao của trẻ.
Thịt cáThịt cá nằm trong top những thực phẩm cản trở chiều cao cho trẻ nghe có vẻ vô lý nhưng nhận định này đã được chứng minh một cách khoa học. Khi bổ sung quá nhiều thịt cá giúp tăng protein tuy nhiên protein khi tăng cao sẽ tạo ra hệ luỵ là đào thải canxi khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển. Bổ sung thừa canxi cho trẻMột cách chế biến thức ăn cho trẻ khá thông dụng đó là nghiền nát và trộn canxi với thức ăn vì các mẹ cho rằng đây là phương pháp giúp trẻ hấp thụ canxi nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế lượng canxi được cơ thể bé hấp thụ chỉ dừng lại ở mức 20%, phần còn lại sẽ bài tiết qua đường tiêu hoá. Trong trường hợp khác nếu trộn quá nhiều lượng canxi trong một khẩu phần ăn dành cho trẻ sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, rất nguy hiểm. Thức ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc quá mặnThức ăn trực tiếp hạn chế chiều cao của trẻ thường chứa nhiều dầu mỡ hoặc được chế biến quá mặn. Những thức ăn này cùng lúc sẽ cung cấp cho cơ thể trẻ một lượng lớn photpho làm chênh lệch tỷ lệ giữa photpho và canxi khiến cho canxi bị bài trừ ra khỏi cơ thể trẻ. Nước ngọtMột trong những thức uống yêu thích của trẻ hay đi kèm với thức ăn nhanh là nước ngọt có gas. Thức uống này có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của hệ xương nếu sử dụng một cách thường xuyên. Khoa học đã chứng minh uống nước ngọt mỗi ngày thì chất axit photphoric trong nước có gas sẽ cản trở và làm suy giảm lượng khoáng chất cần thiết trong xương dẫn đến nguy cơ gãy xương cao. Chưa dừng lại ở đó, ngoài những bất lợi cho hệ xương, trẻ từ 2 – 5 tuổi khi uống nước ngọt thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh béo phì và kéo theo những căn bệnh tiềm ẩn khác. Một vài sự kết hợp phổ biến được các mẹ sử dụng trong thực đơn và khẩu phần ăn hàng ngày đã trực tiếp hạn chế chiều cao của trẻ. Sự cân bằng dưỡng chất là vô cùng cần thiết và quan trọng, là yếu tố quyết định chiều cao và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên để đạt được sự cân bằng dinh dưỡng đòi hỏi rất nhiều yếu tố, việc thiếu và thường chất xảy ra rất thường xuyên về lâu dài sẽ đem lại những kết quả không mong muốn. Hiểu được những khó khăn này, PNKids đã đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm kẹo dẻo (gummy) vitamin để tổng hợp các chất dinh dưỡng một cách hoàn hảo và an toàn nhất cho bé. Giờ đây chỉ cần 2 – 4 viên kẹo dẻo mỗi ngày, cơ thể bé đã có thể hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu hằng ngày. Giờ đây việc chăm sóc cũng như tăng chiều cao cho bé đã không còn quá nhiều vấn đề với mẹ từ khi có người bạn đồng hành hành mang tên Gummy PNKids. Sữa luôn được đánh giá là một dưỡng chất quan trọng trong sự phát triển của bé, do đó đã có nhiều phụ huynh cho rằng có thể cho trẻ uống sữa để thay cơm hằng ngày, tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc uống sữa quá nhiều và quá “bừa bãi”, không điều độ sẽ gây ra những tác hại đối với sự phát triển của trẻ mà các mẹ không thể lường trước được.
Hậu quả của việc cho trẻ uống sữa thay cơmSữa là một trong những thực phẩm được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhiều bé được cha mẹ cho uống sữa thay nước lọc với lý do việc này giúp trẻ tăng cường dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển thể lực cũng như trí lực. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn cho rằng việc uống được sữa còn tốt hơn là ăn cơm. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, vì sữa chỉ là một thức ăn bổ sung, chính vì vậy, khi các bậc cha mẹ cho bé uống quá nhiều sữa mà không cho ăn các loại thức ăn khác, cân nặng của các bé thường không đủ. Những bé này thường rất biếng ăn các thực phẩm khác. Không chỉ thế, khi sử dụng lượng sữa lớn trong một thời gian dài, bé còn có nguy cơ mắc những bệnh sau đây:
Có thể nói, sữa là một thức uống tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, đó có nghĩa là các bậc phụ huynh không nên lạm dụng sữa quá nhiều, cho bé uống sữa thay cả ăn cơm. Vì trong sữa sẽ không cung cấp được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ Chính vì vậy, ngoài sữa ra thì các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến khẩu phần ăn hằng ngày của bé, không gì có thể so sánh và thay thế được bữa cơm dinh dưỡng hằng ngày. Hy vọng những chia sẻ trên của PNKids sẽ cung cấp đến những thông tin bổ ích dành cho quý bạn đọc. Chúc bạn có những giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ. Thiếu canxi trở thành hiện tượng thường gặp ở trẻ trong những năm gần đây. Đây là vấn đề đáng báo động và nên nhận biết kịp thời để có cách điều chỉnh hợp lý nhất. Nếu bé rơi vào những dấu hiệu sau đây chứng tỏ cơ thể bé đã bị thiếu hụt lượng canxi nhất định mà ba mẹ nên nhanh chóng bổ sung canxi cho trẻ để khắc phục tình trạng này ngay lập tức.
Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâuNhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ không gặp khó khăn khi ngủ. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng khoảng một phần tư trẻ em bị rối loạn giấc ngủ. Hiện tượng này chủ yếu biểu hiện qua việc ngáy, nghiến răng, thức dậy đột ngột, thở gấp khi ngủ. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng và một trong những nguyên nhân các mẹ cần lưu ý, đó là do thiếu canxi. Canxi giúp điều chỉnh sự cân bằng giữa sự phấn khích và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến hiện tượng vỏ não liên tục ở trạng thái kích thích khiến trẻ không thể ngủ ngon giấc. Giật mình khóc đêmThiếu canxi ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương, nó làm chậm chất dẫn truyền thần kinh (từ tryptophan sang melatonin) khiến trẻ ngủ mơ, không có cảm giác an toàn . Ngoài ra, trẻ có thể bị co thắt thanh quản gây khó thở, tiêu chảy do co thắt dạ dày … Vì những lý do này, trẻ thường không ngủ ngon và khóc đêm. Thiếu canxi cũng làm chậm quá trình trao đổi dữ liệu, trẻ chậm phát triển, thấp còi. Sức khỏe không đảm bảo khi khóc đêm gây ra sự mệt mỏi của trẻ em. Lúc này tiếng khóc của trẻ không bình thường mà là tiếng khóc thét, khóc bằng tất cả bản năng, co cứng toàn thân, mặt chuyển sang đỏ, tím. Thời gian bé khóc kéo dài và tần suất ngày càng nhiều cho những đêm tiếp theo. Biếng ănChán ăn hoặc chỉ ăn một trong những loại thực phẩm mình yêu thích cũng liên quan đến thiếu canxi. Canxi không được hấp thụ đầy đủ dẫn đến sự biếng ăn, trẻ hoàn toàn không có hứng thú về các món ăn mà mẹ chuẩn bị. Chán ăn lâu dài ảnh hưởng đến quá trình phát triển, làm tổn hại đến trí thông minh và khả năng nhận thức của trẻ. Mất cảm giác ngon miệng, cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, sức đề kháng yếu, điều này sẽ dễ dàng “mở đường” cho vi-rút gây bệnh. Trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương và khớpHầu hết thiếu canxi ở trẻ em được biểu hiện ở vùng chân. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là chân cong hình chữ O, X. Ngoài ra khi các cơ mềm, yếu làm cho các hoạt động bò, đứng, đi rất muộn so với các bạn cùng lớp. Đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết trẻ đang gặp các vấn đề xoay quanh việc thiếu canxi. Nhận biết kịp thời để nhanh chóng khắc phục tình trạng nguy hiểm này để bé có thể phát triển khoẻ mạnh và sở hữu một chiều cao lý tưởng các mẹ nhé. |
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. ArchivesCategories |