Theo thống kê, thì số lượng 20% trẻ em dưới 2 tuổi đều mắc tình trạng quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc, thường hay giật mình… Tuy nhiên, nếu để tình trạng trẻ khóc đêm kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tinh thần của bé, mà còn ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống gia đình. Cùng tìm hiểu xem để tình trạng trẻ khóc đêm thường xuyên sẽ gây nguy hiểm như thế nào nhé.
Tác hại khôn lường khi trẻ khóc đêmKhông ít phụ huynh cho rằng, việc trẻ khóc đêm là hoàn toàn bình thường của tuổi nhỏ và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu, việc trẻ thường xuyên khóc đêm sẽ khiến trẻ chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể như:
Trên đây là những lý do chứng minh được rằng giấc ngủ có tầm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi trẻ thường xuyên khóc đêm sẽ dẫn đến giấc ngủ không ngon giấc, là nguyên nhân gây ra nhiều mối nguy hiểm khôn lường khác. Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng này, PNKids có chia sẻ với các bậc phụ huynh những cách để bé có được giấc ngủ ngon ở bài viết tiếp theo. Mời bố mẹ theo dõi thêm trang thông tin của PNKids để có được những thông tin hữu ích dành cho bé yêu của mình nhé!
0 Comments
Những số liệu thực tế về sức khoẻ trẻ em của các sở y tế gần đây cho thấy thiếu vitamin A bé có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh về thị giác, đường hô hấp và hệ tiêu hoá. Vậy nên không thể phủ nhận vai trò quan trọng của vitamin A đối với sự hình thành và phát triển của bé. Hiểu được những vài trò này,các mẹ sẽ chủ động hơn trong việc cung cấp dưỡng chất này vào cơ thể bé.
Vitamin A là gì? Vitamin A là một trong ba vi chất dinh dưỡng quan trọng (iốt, vitamin A, sắt) cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đặc trưng của vitamin A là không hòa tan trong nước và chỉ hòa tan trong dầu mỡ. Vitamin A được tìm thấy trong các thực phẩm tự nhiên như: gan, lòng đỏ trứng, bơ, phomai, sữa, cà rốt, khoai lang, đu đủ, xoài, các loại rau xanh như: bông cải, cải xoăn, rau bina, rau ngót,….Đây là những dạng thực phẩm khá phổ biến và thông dụng, dễ chế biến, các mẹ có thể thay đổi các món ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin A cho bé. Hàng năm ở Việt Nam đều tổ chức các hoạt động bổ sung vitamin A miễn phí cho trẻ ở 63 tỉnh thành trong các khu vực khó khăn đã cho thấy tầm quan trọng của dưỡng chất này là như thế nào đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Những vai trò của vitamin A không thể bỏ qua – Giúp cho sự phát triển thể chất: Bổ sung vitamin A cho trẻ hợp lý, trẻ sẽ phát triển bình thường và thể chất tốt. Ngược lại, trẻ sẽ có dấu hiệu còi cọc và chậm lớn. – Thị giác: Nếu muốn bé có đôi mắt sáng khoẻ thì các mẹ nên lưu ý việc bổ sung vitamin A cho bé. Vitamin A có vai trò quan trọng trong võng mạc và điều khiển sự nhìn thấy của mắt. Bệnh quáng gà (khả năng nhìn thấy ánh sáng yếu suy giảm) cũng do việc thiếu vitamin A mà hình thành. – Bảo vệ biểu mô: Một công dụng không thể không nhắc tới khi nói về vitamin A là khả năng bảo vệ biểu mô. Vitamin A góp phần bảo vệ sự toàn vẹn của biểu mô, giác mạc, khí quản, đường ruột và các tuyến bài tiết. Với sự thiếu hụt vitamin A sẽ gây ra sự tổn thương biểu mô, niêm mạc và giác mạc có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng mù lòa. – Miễn dịch: Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ đi đáng kể, trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng. Nguy hiểm nhất trẻ dễ bị mắc các bệnh như bệnh sởi, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến tăng nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ. – Gần đây, vitamin A đã được phát hiện với một chức năng quan trọng khác đó là để tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn và phòng chống các tế bào ung thư. Vitamin A đã được chứng minh là thành phần dinh dưỡng khá quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đừng bỏ qua dưỡng chất này vì những hậu quả khi không cung cấp đủ vitamin A là không thể lường trước được. Hãy chăm sóc bé tốt hơn mỗi ngày khi đã cập nhật đầy đủ những kiến thức bổ ích này nhé. DHA là acid béo giúp nuôi dưỡng não và chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển trí tuệ. Chính vì vậy, việc bổ sung DHA cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Một trong những cách tăng cường DHA cho bé hiệu quả nhất đó chính là bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều DHA trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Điểm danh thực phẩm tăng cường DHA cho bé Sữa Sữa là một trong những thực phẩm giúp tăng cường DHA hiệu quả cho bé, trong sữa có chứa nhiều DHA – tạo nền tảng cấu tạo mô não, thành phần chủ yếu của chất xám và võng mạc. Chính vì vậy, chế độ ăn của các bà mẹ sẽ quyết định chất lượng sữa và cũng gián tiếp ảnh hưởng tới sự hấp thu DHA ở trẻ nhỏ. Cá Có thể nói, cá là một loại thực phẩm rất giàu DHA. Người ta thường bổ sung DHA cho bé bằng các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá kiếm … Chính vì vậy, ngay khi còn nhỏ thì các bậc phụ huynh cần nên cho bé bổ sung thêm cá, vì trong cá có chứa nhiều DHA tốt cho sự phát triển của trẻ. Các loại hạt Trong các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt mè… có chứa acid A-limolenic và chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành DHA. Chính vì vậy, hãy bổ sung chúng vào thực đơn của bé như một món ăn vặt nhiều bổ ích nhé. Thịt ức gà Một loại thực phẩm lành mạnh bổ sung DHA cho con đó chính là thịt ức gà. Phần thịt này không những có chứa nhiều DHA mà còn rất ít chất béo nên tốt cho hệ tiêu hóa của con bạn. Dầu ăn Nên bổ sung cho bé nhiều loại dầu như dầu óc chó, dầu ô liu, dầu đậu nành…rất tốt cho trí não của bé vì trong mỗi loại dầu này có chứa rất nhiều DHA. Mỗi bữa, các mẹ chỉ cần thêm một thìa dầu vào thức ăn của con để giúp bé phát triển toàn diện. Trên đây là những loại thực phẩm tăng cường DHA hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh nên bổ sung vào thực phẩm của bé yêu mình. Tuy nhiên, cần phải biết cách bổ sung DHA cho bé đúng cách để, tránh tình trạng thừa DHA – nếu thừa nhiều DHA thì thời gian đông máu khi bé bị chảy máu sẽ kéo dài hơn, cụ thể như nếu bé bị chảy máu cam thì thời gian ngừng chảy máu cam sẽ lâu hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng cho bé hữu ích, cũng như các thực phẩm tăng cường DHA cho bé hiệu quả nhất để biết cách chăm sóc bé yêu của mình hoàn hảo, tránh được tình trạng thiếu chất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng PNKids để có được những dưỡng chất tốt nhất cho bé. DHA từ lâu được biết đến là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện các chức năng của não bộ và mắt ở trẻ em. Các mẹ bầu và bé luôn được khuyến khích tiêu thụ nhiều thực phẩm tự nhiên lẫn thực phẩm bổ sung có chứa DHA, tuy nhiên bạn không biết nên sử dụng và tăng cường vào những thời điểm nào để có hiệu quả tốt nhất? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bổ sung DHA cho bé chuẩn xác để cơ thể được dễ dàng hấp thụ.
Nên bổ sung DHA cho bé ở giai đoạn nào? Lợi ích đáng kể của DHA là tăng cường sự phát triển trí não, giai đoạn bổ sung DHA quan trọng nhất là giai đoạn phát triển và hoàn thiện của não bộ. Cụ thể là 2 giai đoạn trong bụng mẹ và giai đoạn từ khi mới sinh đến lúc 8 tuổi. Vì thế, ngay từ khi còn trong giai đoạn bào thai và những năm đầu đời, bố mẹ cần phải bổ sung DHA cho bé đầy đủ để phát triển toàn diện trí não, thị giác và sức khỏe tổng thể suốt cuộc đời. Vai trò của DHA là giúp hình thành phát triển não bộ cũng như thị giác của trẻ. Giai đoạn trong bụng mẹ và giai đoạn 1 – 8 tuổi là những giai đoạn cần bổ sung DHA nhiều nhất. DHA tự nhiên có nhiều trong các thực phẩm như tảo biển và cá nước sâu. Bổ sung DHA cho bé bao nhiêu là đủ? Nhu cầu lượng DHA của trẻ em khác nhau ở mỗi giai đoạn. Một khuyến nghị về hàm lượng DHA thiết yếu cho bé từ viện Nghiên cứu dinh dưỡng Hoa Kỳ như sau: Đối với các mẹ mang thai và cho con bú cần ít nhất 200 mg DHA mỗi ngày để cung cấp đủ nhu cầu DHA cho bé. Trẻ 0 – 12 tháng tuổi hàm lượng DHA được khuyến nghị là 17 mg trên 100 kcal từ thực phẩm bổ sung. Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp DHA dồi dào và tốt nhất. Còn các bé trong độ tuổi từ 1 đến 8 sẽ cần bổ sung 70 – 100 mg DHA/ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung DHA vào thời điểm nào trong ngày không quan trọng bằng việc bổ sung như thế nào. DHA sẽ được hấp thu tốt nhất khi chúng ta uống vào lúc mới ăn hay bụng no. Vì các chất bổ sung omega – 3 được dung nạp dễ dàng hơn khi kết hợp với thực phẩm thay vì bụng đói. Khi dùng chung với bữa ăn, axit béo omega – 3 được hấp thụ tốt hơn vì chất béo kích thích các enzyme lipase hoạt động, giúp các omega – 3 bị phân hủy và được hấp thụ vào cơ thể. Bổ sung DHA cho bé vào buổi sáng Vào buổi sáng cơ thể sẽ khỏe mạnh và sảng khoái, đây là thời điểm thích hợp để tạo thói quen lành mạnh bao gồm cả việc uống DHA. Để DHA được hấp thu tốt thì bữa ăn đầu ngày phải kèm theo một số loại thực phẩm chứa chất béo như trứng, bơ, cá, dầu oliu… để tối ưu hóa việc hấp thụ DHA. Bổ sung DHA cho bé vào buổi tối Nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng việc uống DHA vào ban đêm giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn, kể cả ở mẹ bầu hay trẻ nhỏ. Lúc đó, cơ thể của trẻ sẽ có một nguồn năng lượng tràn trề vào hôm sau. Vậy nên, ở những năm đầu đời của trẻ nhỏ bạn hãy bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA cho bé. Việc hấp thu hiệu quả không nằm ở việc uống vào thời điểm nào mà chính là bạn hãy chọn một khung giờ chính xác và duy trì bổ sung DHA đều đặn mỗi ngày ở khung giờ đó cho bé. Và khi bổ sung DHA cho bé, bạn cũng nên kèm theo những thực phẩm giàu chất béo lành mạnh để tối ưu hóa việc chuyển đổi và hấp thụ vào cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày cũng khiến DHA được hấp thu tốt hơn. “Thần dược” giúp tăng sức đề kháng cho trẻSức khoẻ ở trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa. Khi thời tiết có sự biến chuyển, sức đề kháng của bé chưa thích nghi với môi trường nên dễ dàng suy giảm dẫn đến một số bệnh như ho sốt, cảm cúm,…Để hạn chế tối đa nguy cơ này, các mẹ nên cho bé ăn những những thực phẩm được xem là “thực phẩm vàng” dinh dưỡng sau đây:
TỏiNhiều bà mẹ nghĩ đến tỏi ngay lập tức sẽ nghĩ rằng nó có mùi hăng, làm cho trẻ khó ăn và có mùi. Nhưng theo các chuyên gia tỏi là siêu thực phẩm làm tăng hệ thống miễn dịch cũng như góp phần giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Tỏi có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, đặc biệt là khi ăn sống. Với trẻ nhỏ, mẹ nên băm nhuyễn tỏi và kết hợp xào nấu với các thực phẩm khác để khử mùi tanh giúp bé dễ ăn hơn. Sữa chuaMột hộp sữa chua mỗi buổi sáng có thể giúp hệ thống miễn dịch của bé luôn khỏe mạnh. Sữa chua có nhiều probiotic (vi sinh vật có lợi) hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gần 70% – 80% hoạt động của hệ thống miễn dịch diễn ra ở đường ruột. Vì vậy, các mẹ nên chú ý chăm sóc đến hệ tiêu hóa của trẻ để luôn hoạt động tốt và hiệu quả. Súp gàSúp canh được hầm từ xương, đặc biệt là xương gà, giúp bổ sung nước cho cơ thể bé – nhất là vào mùa hè nóng nực hoặc mùa đông thời tiết hanh khô làm cơ thể trẻ mất nước. Ngoài ra, trong súp gà có nhiều khoáng chất như magiê, phốt pho, lưu huỳnh … và axit amin có tác dụng chống viêm trên cơ thể. Lời khuyên cho các mẹ là nên cho bé ăn canh gà ít nhất 3 lần một tuần để phát huy cung cấp thêm dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng ở trẻ. Rau bina (cải bó xôi)Rau bina là thực phẩm rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho trẻ nhỏ. Rau bina giàu chất sắt, Vitamin C, A giúp cơ thể tăng sức đề kháng, vitamin K, Canxi tốt cho xương và răng. Ngoài ra trong cải bó xôi còn chứa nhiều Vitamin C, E, arotenoid có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế được các tế bào ác tính trong cơ thể. Ngoài ra rau bina còn có một ưu điểm vượt bậc đó là có khả năng miễn dịch rất hiệu quả. Các mẹ có thể thêm vào thực đơn thực phẩm này từ 2 đến 3 lần một tuần là tốt nhất. Bông cải xanhBông cải xanh cũng là một trong những thực phẩm được đề cử khá nhiều trong thực đơn những “thần dược” tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài việc chứa nhiều vitamin C và canxi, bông cải xanh còn giúp giải độc tự nhiên cho cơ thể rất tốt với các hợp chất glucoraphanin, gluconasturtiian, và glucobrassicin. Sulforaphane có trong bông cải xanh giúp kích thích các hoạt chất chống oxy hóa trong cơ thể của bé, góp phần cải thiện chức năng vận động thần kinh và cải thiện hệ thống miễn dịch. Giống như rau bina, bông cải xanh cũng được khuyến khích cho trẻ ăn 2 đến 3 lần/tuần. BưởiKhi em bé bị bệnh, mẹ thường pha nước cam cho bé uống để bổ sung vitamin C, giúp tăng sức đề kháng giúp trẻ mau hồi phục. Bên cạnh cam, thì bưởi cũng là một thực phẩm giàu vitamin C. Theo nghiên cứu cho thấy chỉ cần 100g bưởi thì đã cung cấp đến 95mg vitamin C. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng chống viêm, cải thiện hệ tiêu hóa và bổ sung nhiều loại khoáng chất như kali, sắt,… NấmNấm là một trong số rất ít loại thực phẩm có chứa vitamin D – một loại vitamin đặc biệt cần thiết để phát triển xương. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh, các thành phần có trong nấm giúp kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động tích cực hơn, có tác dụng chống viêm, chống virus xâm nhập. Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ rất đa dạng và không khó để tìm kiếm. Việc bổ sung chất dinh dưỡng cho bé vì thế cũng trở nên dễ dàng hơn. Đừng quên làm đa dạng các món ăn hàng ngày bằng những loại thực phẩm này để giúp bé luôn có một sức đề kháng khoẻ mạnh, các mẹ nhé. Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng giúp trẻ em chống lại bệnh tật để có sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không chú ý đến việc chăm sóc trẻ sẽ làm cho hệ miễn dịch suy giảm theo đó trẻ dễ bị bệnh hơn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé suy giảm dẫn đến sức đề kháng yếu?
Chưa có một chế độ dinh dưỡng khoa họcCác mẹ thường có tâm lý sợ con đói bụng hoặc không đủ dưỡng chất nên thường tìm nhiều cách để khiến con ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, lượng thức ăn nhiều hơn mức cần thiết, khiến dạ dày mất nhiều thời gian để tiêu hóa thì rất dễ sinh nhiệt, dẫn đến rối loạn tiêu hóa làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ. Ngoài ra, bổ sung nhiều loại đồ ăn chưa hẳn đã cân bằng và đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Rất có thể trong khẩu phần ăn sẽ có nhiều thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo có hại cao sẽ làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại. Vệ sinh cơ thể trẻ chưa kỹ hoặc quá sạchKhông vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày đồng nghĩa với việc cho phép vi khuẩn tấn công cơ thể bé dẫn đến sự suy yếu của hệ miễn dịch, có nhiều khả năng sẽ dẫn đế đến các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa. Nhưng ngược lại nếu vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ quá mức cần thiết cũng không phải là điều tốt. Bởi vì khi bé được bao bọc trong một môi trường sạch sẽ, bé sẽ nhạy cảm cảm và dễ mắc bệnh hơn khi thay đổi môi trường sống. Hạn chế sự vận động của trẻTrong giai đoạn trẻ tăng trưởng, vận động là biện pháp hiệu quả, cần thiết để giúp trẻ em tăng sức đề kháng và phát triển thể chất. Nếu cơ thể ít vận động, tập thể dục quá ít sẽ tác động làm giảm khả năng khả năng vận động, phát triển trí tuệ và chiều cao, đồng thời sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ. Hít quá nhiều khói thuốcTheo nghiên cứu, khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc và hầu hết các chất độc này có thể kích thích hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể. Ở trẻ, hệ thống hô hấp với các chức năng lọc và bài trừ độc tố tự nhiên chưa được hoàn thiện, sẽ tạo cơ hội cho các chất độc trong khói thuốc gây ra những căn bệnh khó chữa trị như: viêm phế quản, hen suyễn, nhiễm độc, suy giảm miễn dịch… Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu trẻ sống trong môi trường có nhiều khói thuốc. Lạm dụng thuốc kháng sinhCác mẹ thường có thói quen cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh khi trẻ chỉ mới bắt đầu có dấu hiệu ho nhẹ, cảm cúng. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến các chủng vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện. Khi cơ thể có một loại vi khuẩn mà kháng sinh không thể kháng lại, các loại bệnh sẽ không thể bị khuất phục và thậm chí bệnh còn gây ra những biến chứng nguy hiểm tùy vào từng thể bệnh. Việc cơ thể phải tiếp nhận những loại kháng sinh không cần thiết, sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, đồng thời vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Các lợi khuẩn này có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn, đóng một vai trò lớn trong phòng ngừa bệnh tật. Nếu những vi khuẩn có lợi này chết do sự , khả năng phòng thủ của cơ thể sẽ giảm từ đó hệ miễn dịch suy yếu. Hệ miễn dịch ở trẻ sẽ suy giảm, không đủ khả năng để chống lại sự nhiễm trùng thông thường, ngay cả bệnh cảm cúm. Với trẻ nhỏ, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Nắm rõ các nguyên nhân gây hại sẽ giúp bố mẹ khắc phục trở ngại và xây dựng được môi trường sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con của mình, tạo tiền đề để con mình phát triển trong tương lai. Canxi được biết đến là khoáng chất hàng đầu, là thành phần cấu tạo nên xương, đảm bảo tính vững chắc hệ khung xương và răng. Không chỉ góp phần xây dựng cấu trúc xương, Canxi còn liên quan đến thần kinh cơ, enzym, hormon và các hoạt động trao đổi chất khác. Thiếu canxi sẽ gây ra các trở ngại và biến chứng trong quá trình phát triển của bé, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trẻ thiếu canxi?
Nguyên nhân dẫn đến trẻ thiếu canxi Thiếu canxi thường xảy ra do việc tiêu thụ thực phẩm hàng ngày chứa ít hoặc không đủ canxi. Bên cạnh đó, thiếu vitamin D, phốt pho và magie cũng dẫn đến thiếu hụt canxi (vì những chất này giúp hấp thụ canxi cho cơ thể). Thiếu canxi trong chế độ ăn uống: Tình trạng này thường xảy ra do hàm lượng canxi trong bữa ăn không đủ dẫn đến hiện tượng giảm sút và thiếu canxi trong xương khiến hệ xương bị suy yếu và gây loãng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng thiếu hụt canxi. Mức độ thấp của canxi trong máu sẽ làm cơ thể trẻ hấp thụ nhiều canxi từ xương để có thể thực hiện được các chức năng quan trọng. Thiếu vitamin D, phốt pho và magie: các chất này giúp cơ thể tăng cường hấp thụ và chuyển hóa canxi vào xương. Do đó thiếu hụt một trong những chất này cũng có thể dẫn đến thiếu hụt canxi. Suy hấp thụ: Hấp thụ một lượng canxi thích hợp là cần thiết để thực hiện các chức năng của cơ thể sống của trẻ. Tuy nhiên, một số chất cũng có thể cản trở sự hấp thu canxi. Tiêu thụ quá nhiều chất béo, chất đạm và đường cũng làm giảm quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể trẻ. Vitamin D vượt quá lượng phốt pho và magie cũng ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu canxi. Các mẹ cần làm gì để bổ sung canxi cho trẻ?Ở giai đoạn đầu đời, để tăng sức đề kháng và bổ sung canxi cho trẻ, trẻ phải được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu và kéo dài đến 18-24 tháng. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bé cũng cực kỳ quan trọng. Bố mẹ nên sử dụng các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,..), sữa tươi, sữa nguyên kem. Ngoài ra, các loại rau lá có màu xanh sậm, hải sản, cá, đậu,… cũng là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên tốt cho cơ thế. Tiếp đó việc tập cho bé vận động ngoài ánh nắng, tắm nắng cũng góp phần bổ sung vitamin D và canxi. Trong trường hợp cần thiết, các bà mẹ cũng nên cho con mình dùng thực phẩm bổ sung canxi để trẻ được cung cấp một cách đầy đủ nhất các loại vitamin và khoáng chất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ, với nhiều chủng loại và thương hiệu khác nhau. Ngoài các dạng siro, cốm, nay đã có sản phẩm bổ sung canxi dạng kẹo dẻo, có mùi thơm và vị của trái cây sẽ thu hút các trẻ nhiều hơn. Ba mẹ có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gummy PN Kids – nhãn hiệu Vitamin cho trẻ bán chạy số 1 tại Singapore, được sản xuất tại Mỹ, giúp bổ sung canxi và vitamin hỗ trợ sự phát triển của xương và răng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hơn về vấn đề thiếu canxi đang trong tình trạng đáng báo động ở trẻ hiện nay để giúp trẻ có một sức khoẻ tốt và chiều cao lý tưởng trong tương lai. Chúc các bé nhà mình luôn khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện nhất! Vào lúc 2 tuổi, hầu hết các bé đều có đủ răng và bắt đầu cai sữa mẹ. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã dần trưởng thành và bé đã bắt đầu có thể tiêu thụ các loại thức ăn khác nhau. Do đó, chế độ ăn uống cho trẻ em trên 2 tuổi nên được điều chỉnh cho phù hợp.
Nhiều trẻ em trong giai đoạn này rất biếng ăn hoặc ăn nhiều nhưng chậm tăng cân. Có những trẻ em được cho ăn nhiều đạm, nước ngọt khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Bé bị suy dinh dưỡng hay dư cân là các trường hợp phổ biến ở trẻ em ở giai đoạn này. Dưới đây là một số điều mà phụ huynh nên lưu ý trong chế độ ăn uống cho trẻ trên 2 tuổi. Bữa ăn chính phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chấtMỗi ngày, trẻ em nên ăn 3 bữa chính (bao gồm 2 bữa cơm nấu nhão và 1 cháo). Ngoài ra, trẻ em nên ăn thêm 2-3 bữa ăn phụ như pho mat, sữa chua, bánh ngọt, chuối, trái cây chín … Bữa ăn chính trong ngày nên đủ bốn nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất:
Không chỉ cung cấp 15 vitamin và dưỡng chất với dùng Multivitamin, Gummy PNKids được sản xuất với dây chuyền đạt chuẩn dược GMP của FDA tại Mỹ, cùng thành phần sử dụng trong sản phẩm là hoàn toàn từ thiên nhiên, không chất bảo quản, không mùi nhân tạo, không vị nhân tạo, không đậu phộng, đậu nành, gelatin và không có các chất gây dị ứng khác. Chất lượng và hiệu quả là lý do chỉnh để gummy PNKids trở thành sản phẩm được tin dùng số 1 bởi các bà mẹ Singapore. Đặc biệt với việc không sử dụng chất tạo đông gelatine, gummy PNKids phù hợp cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Chiết xuất trái cây tự nhiên (pectin) giúp viên kẹo gummy PNKids tan trong miệng bé, mẹ không sợ bé bị sâu răng hay lo ngại về vấn đề an toàn khác. 2 tuổi là một cột mốc quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ, đó là lúc não phát triển nhanh, bé đã bắt đầu học tập và luyện tập các kĩ năng. Vì vậy, cha mẹ cần phải lưu ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé có đầy đủ sức khoẻ và năng lượng để hoàn thành tốt việc học tạo nền tảng cho một tương lai vững chắc. |
AuthorWrite something about yourself. No need to be fancy, just an overview. ArchivesCategories |